Menu

Thú vị Kecak Dance – điệu múa lửa của người Bali

Đến Bali, để hiểu thêm về văn hóa nơi này, không thể không một lần thưởng thức một điệu múa dân gian. Tại Bali có rất nhiều điệu múa  mà bạn nên một lần thử khám phá. Đó là múa lửa Kecak, Barong Dance, Legong và Ramayana Ballet… Ngày đầu tiên đến Bali, tôi chọn cho mình trải nghiệm xem nhảy Kecak ở đền Uluwatu.

Đôi nét về Kecak Dance – điệu múa lửa truyền thống của người Bali

Kecak Dance (đọc là điệu múa Kê Chak), có tên xuất phát từ những âm thanh được tạo ra từ miệng của các vũ công – những người tham gia điệu múa. Kecak là một loại hình văn hóa nghệ thuật lâu đời ở Bali. Điểm độc đáo của nó là có sự tham gia của rất đông người (150 người) và không sử dụng nhạc cụ. Mọi âm thanh đều được tạo ra bằng miệng.
Kecak có nguồn gốc từ sanghyang, một điệu nhảy trừ tà. Về sau được kết hợp thêm câu chuyện sử thi Ramayana để trở thành món ăn tinh thần cho khách du lịch đến đây.
Thông thường, Kecak thường được trình diễn trong khắp các ngôi làng của người Bali trong những buổi sinh hoạt văn hóa. Những người trình diễn hầu hết là đàn ông, về sau này mới có phụ nữ tham gia (năm 2006).

tham quan xung quanh đền Uluwatu trước khi tới giờ biểu diễn

Nội dung của điệu nhảy Kecak

Nhảy kecak thường được thực hiện bởi khoảng 50 – 100 – 150 người đàn ông đóng khố. Họ tạo thành những vòng tròn đồng tâm, ở giữa là một ngọn đèn dầu dừa truyền thống của người Bali. Ban đầu, họ di chuyển cơ thể nhịp nhàng sang trái và sang phải, hô vang các từ “chak ke-chak ke-chak ke-chak” liên tục.
Dần dần, nhịp điệu tăng tốc và họ nhấc tay lên không trung, di chuyển qua lại. Kecak được dùng để làm vũ đạo cho sân khấu. Nội dung cốt truyện trong buổi trình diễn chuyện được lấy từ sử thi Hindu Ramayana. Những người tụng ca kecak nam ngực trần đóng vai trò là quân của Rama tức Vanara (vượn) và quân đội Rakshasas (người khổng lồ) của Ravana.
Câu chuyện về Ramayana được miêu tả, bắt đầu từ cuộc lưu đày của Sita và Rama trong rừng Dandaka. Màn trình diễn tái hiện sự xuất hiện của Hươu Vàng; vụ bắt cóc Sita của Ravana; trận chiến giữa Ravana và Jatayu; cuộc tìm kiếm Sita của Hanuman và kết thúc bằng trận chiến giữa Rama và Ravana.
Thời lượng của buổi biểu diễn là khoảng một giờ. Trong câu chuyện, kecak được tụng và hát theo tâm trạng và bối cảnh của câu chuyện.

Vũ công nhảy Kecak

Các vũ công bao gồm hai loại: 1 là các kecak nam xướng và 2 là vũ công đóng các vai của Sita, Rama, Lakshmana, Ravana, Hanuman, Jatayu, v.v…
Một số vũ công nam xướng có nhiệm vụ riêng trong buổi biểu diễn. Một nam xướng sẽ chịu trách nhiệm duy trì nhịp điệu của bài tụng. Một người khác đóng vai trò là người lãnh đạo hợp xướng, hướng dẫn họ dừng lại hoặc bắt đầu tụng kinh bằng cách hét lên những giọng hát chỉ huy. Một người khác nữa sẽ hát trong lúc tụng kinh, anh ta hát với giai điệu du dương hoặc nhịp nhàng theo tình huống của điệu nhảy.

Cuối cùng, một dalang sẽ là người kể lại câu chuyện trong khi nhảy, thường là bằng tiếng Balani và tiếng Phạn. Những người đàn ông được chọn cho các nhiệm vụ này thường là các vũ công nam cao cấp. Những người còn lại ca tụng” chak-chak-chak” liên tục.
Các vũ công đại diện cho các nhân vật trong sử thi Ramayana là một phần thiết yếu của điệu nhảy. Rama, Sita, Lakshmana và Golden Deer là những nhân vật có động tác nhẹ nhàng uyển chuyển. Để có được điều đó, nhiều khi người ta sẽ dùng các vũ công nữ đóng vai các nhân vật này. Riêng đàn ông sẽ đóng những vai cơ bắp như Ravan, Hanuman, v.v…

Kecak Dance kết hợp với sử thi Ramayana – món ẩm thực “tinh thần” của người Bali

Loại hình nghệ thuật chủ yếu bằng múa (do di chuyển tay) và âm thanh được tạo bằng miệng này khá lạ nên đối với du khách không phải là quá hấp dẫn nếu bạn không có thông tin hoặc chưa hiểu về loại hình này. Tuy vậy đối với người Bali hay người ở các nơi khác của Indonesia (đảo Java), v.v… thì lại vô cùng yêu thích. Trong lúc xem biểu diễn, khán giả không ngừng lắc lư hay miệng tụng vang “chak – chak – chak” theo các vũ công. Đối với sử thi Ramayana, họ cũng vô cùng say mê khi theo dõi diễn biến câu chuyện.

Xem múa lửa Kecak ở đâu?

Các buổi biểu diễn múa Kecak ở Bali thường diễn ra hàng ngày vào buổi tối (6 giờ tối) tại các ngôi đền Hindu (Đền Uluwatu và Tanah Lot). Ngoài ra cũng có các sân khấu được sử dụng riêng cho các buổi biểu diễn kecak ở Ubud, Garuda Wisnu Kencana, Batu Bulan, bãi biển Pandawa và những nơi khác ở Bali. Tuy vậy, hiện nay nơi phổ biến nhất để xem múa Kecak vẫn là Đền Uluwatu.

Các buổi biểu diễn của Kecak Dance cũng diễn ra vào những dịp khác cho các màn trình diễn văn hóa và giải trí. Các vũ công thường đến từ dân làng địa phương của khu vực biểu diễn xung quanh. Bình thường họ vẫn làm công việc khác hằng ngày, chỉ khi tới buổi diễn thì họ mới tập trung để nhảy Kecak. Thu nhập của họ từ các điệu nhảy là từ vé bán cho khán giả.
Hiện tại du khách có thể mua vé xem múa lửa kecak từ trước (mua online) hoặc đến tận đền Uluwatu rồi mua cũng được. Vé mua tại chỗ là 100.000 Rupiah (~160.000đ). Thông thường các điểm biểu diễn ở các ngôi đền khác nhau đều bán vé cùng một giá, không có sự chênh lệch (mình thấy vé ở khu vực đền Tanah Lot hoặc Ubud Centre cũng để bảng là 100.000 Rupiah như vậy)…

Lưu ý: Đi Bali thì nên cài WhatsApp trước để xài cho tiện nha mọi người. Vì dân bên đây chủ yếu xài WhatApp dể liên lạc. Bạn nào muốn đi xem múa lửa Kecak mà chỉ book tài xế để đi – về chứ không đi theo tour thì có thể liên hệ anh bạn này nhé: +6281236846253.

Xem thêm các bài viết liên quan:

No Comments

    Leave a Reply