Menu
Share with Lien / Travel with Lien

Chuyện bốn con mèo ở Srilanka (P.2) – thức dậy ở Tích Lan

Mình sẽ chia sẻ những thông tin về Tích Lan, để mọi người có một cái nhìn tổng quan về đất nước này, rồi từ những phần sau, mỗi chủ đề sẽ đề cập sâu về một nội dung cụ thể, những câu chuyện không theo một trình tự thời gian mà là cảm nhận và ghi chép.
Dưới đây là một bài viết chia sẻ cảm nhận và trải nghiệm thực tế của bạn Nguyễn Đình Hiếu về con người đất nước Srilankar cùng những trải nghiệm của riêng bạn khi trở thành 1 thành viên (TNV) trong chương trình của STEP Forward Exchange đi Srilanka hồi tháng 4 năm 2019 vừa qua. Bạn có thể tìm hiểu thêm về chương trình này qua fanpage: https://www.facebook.com/stepforwardex.
Sri Lanka là một đảo quốc, nói cho dễ hiểu thì giống như Singapore, một quốc gia với tất cả các mặt giáp biển. Diện tích khoảng sáu mưsáu nghìn kilomet vuông, với dân số theo thống kê 2018 vào khoảng hai mươi triệu dân, cả hai con số này đều khoảng 1/5 so với Việt Nam. Tên gọi trước đây là Ceylon, tiếng Việt xưa dịch là Tích Lan (chắc mọi người nghe quen đúng không).
Trong cuốn Ấn Độ và Phật Giáo mà mình đọc thì có giả thuyết rằng Sri Lanka trước đây cũng thuộc quốc gia Ấn Độ, đất nước có diện tích bằng 1/5 diện tích thế giới bao gồm các quốc gia mà chúng biết này nay như Pakistan, Bangladesh. Dân số chính của họ là người Sinhala, Tamil với ngôn ngữ chính là những câu bắn liên thanh rất nhanh của Sinhala
Tôn giáo chính là Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Ấn Độ Giáo, Hồi Giáo.

Là đất nước có tôn giáo chính là Phật Giáo, nên dấu tích, đền đài Phật Giáo có ở hầu hết các tỉnh thành
Màu sắc quen thuộc của Phật Giáo
Đó là những thông tin cơ bản nhất mà mình tìm kiếm khi chia sẻ. Vì rất tin tưởng Châu, một người bạn quá nhiều kinh nghiệm trong việc du lịch thế giới (cũng bị bạn đi cùng nghỉ chơi nhiều vì cho ăn ở “kham khổ” vi tiết kiệm  nên mình hầu như tìm hiểu thông tin rất sơ sài.
Vì tình hình thủ đô Colombo bất ổn nên tụi mình quyết định sẽ thuê xe riêng để về một tỉnh khác cách đó khoảng 150km. Bất ngờ thú vị đầu tiên là ở đây họ lái xe bên trái, vì từng là thuộc địa của Anh như Thái Lan, Singapore. Thực chất thì nguồn gốc việc lái xe bên trái xuất phát từ thời Hy Lạp, Ai Cập, La Mã cổ đại, vì an toàn hơn. Sau này mấy bạn Pháp, Mỹ mới phát triển hơn việc đi bên phải.

Vì lái xe bên trái nên vị trí vô lăng và tài xe là bên phải của xe, các bạn có thấy ngoài cửa sổ xa xa là bạn gì không?
Một công trình tuyệt đẹp kiến trúc của Anh để lại tại Sri Lanka, ảnh này là Châu chụp bằng máy phim đó, lấy nét đám cây rừng quá chuẩn
Món ăn truyền thống ở đây tất nhiên là Cà Ri và ăn bốc bằng tay (tay phải). Cà Ri có khắp mọi nơi, nơi đâu có người sống, nơi đó có Cà Ri, một trăm phần trăm bữa ăn có Cà Ri. Cà Ri Xoài, Cóc, Mít, Đu Đủ, Khoai Tây… tất cả các món ăn đều làm với Cà Ri. Mỗi bữa ăn mỗi người sẽ có một chiếc dĩa lớn, mọi người có thể lấy tất cả đồ ăn vào và ăn.
Điều mà tụi mình ấn tượng nhất là việc ăn được vận dụng rất “chánh niệm”, họ ăn với tất cả cảm nhận, không điện thoại, không tivi, nhẹ nhàng, im lặng, ăn rất ngon và thảnh thơi, giống như cách thiền ăn mà tụi mình được thực tập ở các khoá thiền. Việc ăn bốc bằng tay ngoài việc là truyền thống, thì mình có hiểu rằng, khi ăn bằng tay, chúng ta sẽ chọn lọc được thức ăn mềm, cứng ra sao, độ nóng, lạnh thế nào sẽ giúp tốt cho răng và bao tử.

Ăn bằng tay và cà ri, đây là bữa ăn sáng sau khi điểm tâm bánh ngọt và trà cả nhóm ăn rất no vì cứ nghĩ là bữa sáng, điểm tâm sáng = điểm tầm + bữa sáng ))

“Đại tiệc” Cà Ri, ai kể được tất cả các món Cà Ri này, mình mời ăn Cà Ri nha

Mình rất thích thú với việc ăn bằng tay này nhé
Trang phục truyền thống của Sri Lanka khá giống Ấn Độ, Sari dành cho nữ và Xà Rông dành cho nam. Thiết kế đa số là hoa văn và caro nhiều màu cổ điển, đẹp và nhẹ nhàng. Đàn ông có thể quấn Xà Rông khi làm mọi việc, trông rất thú vị.

Sari của một cô đi trên đường nè, nhìn ở ngoài rất đẹp nhé
Phương tiện di chuyển chính của người dân ở đây là xe Túc Túc, xe Bus (còn khá là cũ kỹ, dạng xe của Việt Nam cách đây 10 năm) và… mô tô. Xe Túc Túc đậu khắp mọi nơi, như kiểu xe taxi bên mình, họ không có taxi (chắc chỉ có ở thủ đô). Xe máy thì hoàn toàn không và hầu như 99% là mọi người chạy mô tô, những chiếc thông dụng như Yamaha FZ 150Cc là phương tiện chính. Người dân rất tuân thủ luật giao thông với mũ bảo hiểm chất lượng, chứ không đa hệ và đối phó như ở nhà tụi mình

Xe túc túc của chú chủ nhà, tranh thủ lúc xe hỏng, nhóm chụp tám trăm tấm ảnh (gọi là chú, nhưng chú mới hai tám tuổi

Tranh thủ chú đi mua xăng
Quốc hoa của Sri Lanka thì anh em bà con gần với quốc hoa Việt Nam, với họ là hoa Súng. Tiền tệ của họ là đồng Rupi, quy đổi sang một Mỹ kim thì khoảng 162 Rupi. Tuy nhiên ngày tụi mình đến đây, tiền tệ bị rớt giá. 1 Mỹ kim quy đổi được 171 Rupi, và ngày về thì tụi mình thấy đã lên 179 Rupi.
Một vài hành động cực đoan đã làm cho nơi này rơi vào một cuộc khủng hoảng, giá tiền rớt, du lịch đìu hìu. Các hoạt động kinh tế ngưng trệ, học sinh phải nghỉ học một tháng, có sự chia rẽ nhất định trong xã hội và tôn giáo. Thực sự càng nghĩ lại càng thương cho những người bạn mà tụi mình cảm nhận họ rất hiền và tốt bụng. Đó là tất cả những thông tin mà mình muốn chia sẻ một cách tổng quan trước khi vào các phần còn lại (đi sâu hơn). Hi vọng mọi người sẽ biết thêm nhiều thông tin thú vị về một Đảo Quốc đẹp và kỳ lạ này.
(Hết phần 2)
Xem bài viết gốc tại đây.

No Comments

    Leave a Reply