Thông tin về sách:
Tên BORN TO RUN
Tác giả: Christopher McDougall
Người dịch: Dịch giả Nguyễn Kiên Quốc
***
“Born To Run – sinh ra để chạy” là một cuốn sách hấp dẫn đang được “lan truyền” trong giới chạy bộ trong thời gian gần đây, sau cuốn What I Talk When I Talk About Running” của Haruki murakami. Born To Run nói về những cuộc chạy siêu dài (siêu marathon) và những… “kẻ điên” luôn đu theo những cuộc đua siêu dài ấy. Đọc cuốn này, bạn sẽ hiểu các thánh chạy ultra thường nghĩ gì :v.
Do không có nhiều thời gian đọc sách nên mình sẽ review sách Born To Run – sinh ra để chạy từng bước theo lộ trình mình đọc Có nghĩa là đọc đến đâu note đến đó, lâu lâu update cập nhật thêm. Bạn nào quan tâm thì theo dõi nhé. (Mỗi ngày mình đọc được tầm 10 trang).
Một trong những điều mình nhận ra và được thỏa mãn trí tò mò đầu tiên chính là lúc nói về sức mạnh bí ẩn của người Tarahumara – tộc người da đỏ ở Mexico (bọ lạc thọ hơn 100 tuổi, chạy nhanh nhất hành tinh).
1. Người Tarahumara chạy khỏe vì nhiều lí do, nhưng có một điều quan trọng cần quan tâm đó chính là thứ họ ăn vào trước mỗi cuộc chạy. Một thứ dinh dưỡng tự chế trong đời sống hằng ngày của họ nhưng ăn vào là có sức chạy đến 3 ngày (câu này tự mình ví von nha).
Và thứ dinh dưỡng đó là Iskiate – gọi vui là Red Bull tự chế. Nó còn được gọi là chia fresca – chia mát lạnh. Nó được chế bằng cách hoà tan hạt chia vào nước, thêm một chút đường và chanh. Các hạt này có hàm lượng cao omega-3S, omega-6S, protein, canxi, sắt, kẽm, chất xơ và các chất chống oxy hoá. Công dụng của nó ít nhất là tạo cơ bắp, hạ cholesterol và giảm nguy cơ các bệnh tim mạch.
Trước kia mình cứ nghĩ, ủa mấy bộ tộc chạy siêu dài đó, họ làm gì có đồ ăn healthy như mình, đâu cần điện giải, đâu cần guu gel… Sai, sai cả.
Bởi vậy các anh các chị muốn chạy tốt ha, DINH DƯỠNG RẤT QUAN TRỌNG.
2. Những kẻ chạy ultra marathon là những kẻ điên! Insance! Insance!
Làm thế nào mà một ông kia đi chạy, gặp 1 tảng đá kẹt tay mình không gỡ ra được, vậy là dùng bộ dụng cụ đa năng mang theo tự cắt lìa bàn tay. Hay là một ông trùm ngành thức ăn chó thì đi phẫu thuật gỡ bỏ móng chân luôn. Vì theo ổng: “đằng nào thì nó cũng rụng suốt mà”.
Nhưng mà lạ kì thay, cái lũ chơi ultra run lại toàn là CEO tập đoàn đa quốc gia nọ, trùm của ngành điện tử kia…Hay là cả những người có kết quả bị ung thư, bác sĩ “phán” chỉ có chờ chết nhưng rồi họ lao vào luyện tập iron man, ultra marathon và họ vẫn sống nhăn răng, sống khỏe.
Và lạ kỳ thay, cứ giaỉ đua nào càng khó nhằn thì năm sau người ta lại lao vào đăng kí nhiều hơn giải trước.
“Không có gì ngạc nhiên khi một giải đua với số người thất bại nhiều hơn số người hoàn thành sẽ thu hút đám vận động viên rất khác thường”.
Những cuộc đua siêu dài luôn kích thích những người chạy bộ vì nó là một cuộc đua minh chứng cho câu: Bạn mạnh mẽ hơn bạn nghĩ, và bạn làm được nhiều hơn bạn tưởng.
Những người tham gia, hầu hết cái đầu tiên là để chiến thắng chính bản thân mình.
Và bí quyết là:
“BẠN KHÔNG CẦN PHẢI NHANH, BẠN CHỈ CẦN KHÔNG BIẾT SỢ HÃI”.
3. Người Tarahumara – những người được coi là HUYỀN THOẠI CHẠY BỘ, thực ra họ không phải là thần thánh, họ cũng là con người. Và như mọi người khác, thứ mà họ yêu thích nhất (chạy bộ) có thể mang lại cho họ nỗi buồn và sự băn khoăn. Chạy 100 dặm cũng làm cho người Tarahumara bị đau chứ. Họ phải đối mặt với những nghi ngờ, và phải cố gắng bịt miệng con quỷ đang ngồi trên vai họ, thỏ thẻ vào tai họ những lí do tuyệt vời để bỏ cuộc.
4. Một trong những điều ấn tượng nhất mà “sinh ra để chạy” (Born To Run) kể lại về động lực chạy tốt của một người chạy siêu dài, đó là cách xây dựng tâm lý cho bản thân. Và một trong những cách xây dựng tâm lý, đó chính là gây cho mình một nỗi sợ!
Nhân vật trong câu chuyện được lấy ví dụ là Ann Trason, một người phụ nữ trong cuộc đua siêu marathon Leadville Trail 100 năm 1994 đã thách thức bản thân với những người ở bộ tộc Tarahuma (Người Chạy Bộ). Để xây dựng cho mình mức tâm lý nhằm ép cơ thể tiến vào trạng thái chiến đấu “sống còn”.
Ann Trason là một người phụ nữ, cô sợ cái cảm giác bị săn đuổi. Nhưng cũng chính vì luôn sợ cảm giác bị săn đuổi nên Ann đã tự đặt mình vào trạng thái bị săn đuổi. Nếu như khởi đầu cuộc đua, thông thường ai cũng giữ một vận tốc vừa phải để giữ sức thì Ann liền chạy vượt lên trước người Tarahuma và đặt mình vào trạng thái phải luôn tiến lên.
“Thay vì săn đuổi người Tarahuma, cô đã chọn chiếc lược đầy rủi ro, nhưng cũng tràn đầy hứng khởi, đó là để người Tarahuma săn đuổi mình”.
Chung cuộc, cô đã là người về thứ 2 toàn giải và nhất nữ với thành tích 18:06:24 trên cự ly 100 dặm. Từ đó đến nay cô vẫn luôn giữ kỷ lục này.
Như vậy có thể nói, với các tay đua, trước mỗi race chạy họ đều có một chiến thuật riêng cũng như hiểu bản thân mình một cách rốt ráo đến chân tơ kẽ tóc để xây dựng tâm lý và chiến thuật chạy thật tốt.
5.Một giải đua siêu marathon đáng kinh ngạc. Cuối cùng thì người về nhất là Juan. Còn Ann – người phụ nữ da trắng duy nhất từng vượt lên theo một tốc độ kinh hoàng đã về sau Juan gần nửa tiếng. Dù trông như sắp ngất xỉu, cô vẫn thốt lên những lời hiếu chiến: “Đôi khi, phải nhờ có đàn bà thì một người đàn ông mới có cơ hội thể hiện hết sức”. Và sự thật thì… phải chăng đúng là như vậy.
6. Điều thứ 6 mà mình rút ra được từ cuốn sách này là kỹ năng giữ sức bền của người chạy trail đường dài: “Eric và tôi nhả bớt tốc độ và chuyển sang đi bộ, tuân theo tín điều của dân chạy siêu dài: “nếu bạn không nhìn thấy được đỉnh (núi) thì hãy đi bộ”. Khi chạy quãng đường 50 dặm, chẳng lợi lộc gì khi cố sức leo lên dốc để rồi phải lê lết khi đi xuống; bạn chỉ thiệt vài giây nếu đi bộ, và sau đó có thể giành lại thời gian bằng cách đổ nhanh xuống dốc. Eric tin rằng đó là một trong những lý do tại sao những người chạy bộ siêu dài không dễ bị chấn thương và hầu như không bao giờ bị kiệt sức”.
7. “Càng nghiên cứu sâu về các vận động viên sức bền truyền thống, Scott càng tìm thấy nhiều người ăn chay hơn. Scott cũng không rõ tại sao chế độ dinh dưỡng không có thịt lại hiệu quả với những người chạy bộ vĩ đại, nhưng anh nghĩ nên tin vào kết quả trước và tìm hiểu nguyên nhân sau. Từ đó, anh không cho bất kỳ sản phẩm gì từ động vật vào miệng nữa – cả trứng, pho mát, thậm chí cả kem -anh giảm bớt cả đường, bột mì”. -Born To Run (Sinh Ra Để Chạy -Trang 262)-
….
Btw, mua Born To Run đọc đi các mẹ ạ, hay hơn, điên hơn, inspire hơn của Maruki Murakami nhiều (thực ra vì nó ở một trường phái khác :v).
Đặt mua sách tại đây: Born Tu Run – Sinh ra để chạy
1 Comment
Review sách “Born To Run” – sinh ra để chạy - Blog Chạy Bộ
06/01/2019 at 6:16 sáng[…] Leave a Comment / Uncategorized / By Thuan […]