Nếu bạn đến Thái Lan tham quan và đi khắp nơi giống mình thì bạn sẽ phát hiện một điều lạ. Đâu đâu bạn cũng sẽ thấy… voi được dùng trang trí mọi nơi. Từ các đền thờ, chùa chiền, áo quần cho tới những loại bia nổi tiếng nhất của Thái Lan. (Bia Chang đó bạn. Chang có nghĩa là voi).
Vậy, lý do nào để voi trở thành biểu tượng quốc gia của Thái Lan?
Có rất nhiều lí do để người Thái chọn voi làm biểu tượng quốc gia. Lý do đầu tiên có lẽ là vì sức mạnh, sức bền bỉ và tuổi thọ dai dẳng của loài voi. Điều này hẳn còn tượng trưng cho sự mạnh mẽ, trường tồn. Voi Thái có tuổi thọ trung bình 70 – 80 năm tuổi.
Lý do thứ 2: Voi trắng là một biểu tượng của hoàng gia Thái. Theo Phật Giáo, trước khi Đức Phật ra đời, mẹ ông đã mơ thấy được một con voi trắng tặng hoa sen.
Voi trắng rất được tôn kính và còn được xuất hiện trên lá cờ của người Thái cho tới đầu những năm 1900. Hỏi ra thì mình được biết, do voi trắng rất hiếm nên chúng chỉ được dùng cho các nhiệm vụ hoàng gia.

Voi trắng trong sinh nhật của vua ở Sanam Luang, Bangkok năm 2014(Photo: Borja Sanchez-Trillo/Getty Images)
Một chuyện thú vị là: Trước kia các vị vua Thái Lan thường lấy voi trắng làm quà tặng cho đối thủ của họ – người phương Tây. Voi trắng là động vật thiêng liêng, nên voi không thể làm việc, thế là tốt nhất voi trở thành một món quà. Trong khi đó, người nhận món quà này phải chăm sóc nó. Đây là một nhiệm vụ không hề dễ dàng. Voi trắng khi biến thành quà tặng thực ra sẽ trở thành gánh nặng cho người nhận. Bởi vậy đây còn được ví như một “game of mind”.
Một nguyên nhân khác, các vị vua ở khu vực miền Trung Thái Lan (các tiểu quốc) – đã phải chấp nhận sự cai trị của vương quốc, do đó nơi đây đành áp dụng các phong tục, nghi lễ của Ấn Độ giáo và Bà La Môn giáo. Trong khi đó Voi – từ xa xưa đã là một con vật linh thiêng trong 2 tôn giáo này.
Vai trò của loài voi đối với người Thái
Trong lịch sử
Voi bắt đầu được coi trọng ở Thái Lan từ đầu những năm 1500. Thời điểm này người Thái tận dụng sức mạnh to lớn của loài voi để chống lại người Miến Điện, Mã Lai và người Khmer để bảo vệ Vương quốc. Voi trong quân đội được đội cả mũ bảo hiểm để bảo vệ mắt, mũi.
Ngoài việc tham gia vào các trận đánh của người Thái, voi còn được đưa đi làm việc trên khắp đất nước. Voi được sử dụng thay cho máy móc. Chúng được tận dụng để kéo gỗ tếch hay khai thác rừng ở những cánh rừng nhiệt đới phía bắc. Mỗi chú voi được đào tạo cho đến 10 tuổi trước khi được đưa vào làm việc. Từ đó, chúng làm việc mải miết cho tới khoảng 60 tuổi mới nghỉ hưu.
Đáng buồn là từ đầu thế kỉ 20, số lượng voi ở Thái Lan đã giảm từ khoảng 100.000 xuống dưới 5.000 con. Hiện nay, voi không còn được sử dụng để khai thác gỗ (bị cấm vào năm 1989) mà được đưa vào phát triển du lịch.

Voi tại Ayuttaya. Photo by: Lien Pham
Lễ hội
Vì là biểu tượng quốc gia của Thái Lan, coi trở thành điểm thu hút chính ở nhiều lễ hội và sự kiện. Mỗi năm, vào cuối tuần thứ 3 của tháng 11, hàng ngàn người Thái sẽ đến Surin Elephant Round – up vào để xem hàng trăm con voi hội tụ về và tham gia các buổi lễ. Các tay vợt Polo đến từ khắp nơi trên thế giới cũng có thể cưỡi voi tại Giải vô địch Bóng rổ Voi, tổ chức tại Băng Cốc.
Ngày nay, voi được tìm thấy trong nhiều rừng rậm khắp Thái Lan. Tại Khu bảo tồn Động vật Hoang dã Thungyai Naresuan, các tỉnh Uthai Thani, Tak, và Kanchanaburi gần đây có số lượng với tăng lên khá đông ở các khu rừng phía tây. Phía đông rừng Dong Phayayen-Khao Yai cũng có sự gia tăng dân số với. Hầu hết với tìm về trú ẩn trong các vườn quốc gia khi chúng mất dần môi trường sống tự nhiên do việc khai thác gỗ hay bị săn bắt.

Hình: Internet
Hơn một nửa trong số hơn 3.000 voi nuôi của Thái Lan được sử dụng cho du lịch hoặc được đưa vào làm việc. Điều kiện sống của chúng không phải lúc nào cũng tốt. Chi phí nuôi một con voi rất cao. Nhưng có nhiều chủ voi cũng không quan tâm đến nhu cầu cơ bản của voi.
Ngày nay, nhiều du khách đổ xô đến Thái Lan để xem và trải nghiệm cưỡi voi. Tuy nhiên mọi người thường không biết rằng có nhiều con voi không được chăm sóc, nuôi dưỡng và đối xử đúng cách. Ngoài ra để có một chú voi cho du khách được cưỡi thì nó phải trải qua 1 quá trình huấn luyện rất gian khổ. Tuy vậy cũng có 1 số nơi mà voi được chăm sóc và bảo vệ như ở công viên quốc gia tại Chiang Mai.
Các bài viết tham khảo khác:
- Ngất ngây với món Som Tam siêu cay của Thái Lan
- Du lịch Chiang Mai nên đi khi nào?
- Du lịch Chiang Mai tự túc: Nên đi Doi Suthep hay Doi Inthanon?
- Review tàu hỏa từ Bangkok đi Chiang Mai: tàu đêm Thai Railways #51
- Kinh nghiệm du lịch tự túc Chiang Mai, Thái Lan đầy đủ nhất
- Kinh nghiệm thuê xe máy ở Chiang Mai, Thái Lan
- Kinh nghiệm đi chợ đêm Chiang Mai Night Bazaar
- Khantoke – bữa ăn tối kiểu hoàng gia của vương quốc Lana ở Chiang Mai (Thái Lan)
- Amazing Thailand: Tam Giác Vàng huyền thoại – biên giới Lào – Thái – Myanmar
- Amazing Thailand: Ghé thăm làng cổ dài Karen Long Neck Village
- Một ngày ở Chiang Mai – xứ sở của những chùa tháp tuyệt đẹp
- Một ngày ghé thăm Santichon – ngôi làng của người Vân Nam ở miền Bắc Thái Lan
- Wat Suan Dok – ngôi chùa có khu vườn bảo tháp trắng kỳ lạ.
- Wat Rong Khun – ngôi chùa trắng sống ảo hot nhất Thái Lan
No Comments