Cám ơn Saigon Books đã gửi tặng cuốn sách còn nóng hôi hổi “vừa thổi vừa ra lò” của làng chạy. Hơn bao giờ hết cuốn sách đến thật đúng lúc… ngay khi tôi đang chấn thương, rơi vào trạng thái “blue” và đang phải thi triển “đi bộ đại pháp”!
Từ tiêu đề của cuốn sách, những tưởng nội dung sẽ lí thuyết, khó cảm, nhưng đây lại là cuốn sách về chạy bộ mà tôi thấy có sự kết nối với mình nhất, thực tế nhất, giá trị nhất khi nói đến tinh thần thực sự của bộ môn này cũng như lợi ích của nó đem đến cho cá nhân mỗi người chạy.
Đây có lẽ là điều mà tất cả các chân chạy lâu năm nhất đều cảm được – những người đã từng xông pha trải nghiệm hàng chục giải chạy với đủ mọi cự ly, vượt qua chính mình, đạt những thành tích vượt ngoài mong đợi, dính chấn thương hoặc rơi vào trạng thái blue… rồi lại quay trở lại với chạy bộ một cách từ từ, bình thản, nhẹ nhàng, hạnh phúc vì mỗi ngày còn được bước xuống giường, xỏ giày và chạy.

Đây cũng là lời hướng dẫn đầy đủ và chi tiết về tinh thần của chạy bộ dành cho những người mới để cẩn trọng trước việc bị cuốn theo thành tích mà quên lắng nghe bản thân. Bởi rốt cuộc thì sự kết nối giữa cơ thể, sự di chuyển và tâm trí trong lúc chạy mới là quan trọng nhất.
Từng trang sách là những lời tự sự của người chạy mà ở đó tôi tìm thấy chính mình, chỉ biết vỗ đùi đánh đét với những câu chữ đầy tâm đắc. Những cái gật gù, những “à”, “ồ” đầy cảm thán. Tôi đã từng chạy, từng căng thẳng vì thành tích, cũng từng chạy trong yêu thích với tâm trạng “hành thiền” và mỗi buổi chạy là một khoảng thời gian yên bình cho tâm trí.
“Đối với tôi, chạy bộ chính là thiền định. Nó đưa tôi vào trạng thái của một nhịp điệu đẹp đẽ, thoát khỏi bất kì suy nghĩ, mong muốn, thúc đẩy hoặc tác động nào. Mỗi buổi chạy là một cơ hội để tôi nhìn nhận chính mình. Nếu bạn bắt đầu các buổi tập và tham gia các giải chạy với niềm hân hoan nhẹ nhàng và lòng biết ơn, thì bạn không những có được tinh thần khỏe mạnh mà còn giúp cơ thể tạo ra các phản ứng hóa học giúp buổi chạy đó đạt được hiệu quả cao nhất”. (Trang 33).
Điều này cũng giải thích vì sao các vận động viên “kiệt sức khi cảm thấy một hoạt động họ đang tham gia bị mất đi ý nghĩa và tách rời khỏi mục đích nội tại của họ”.( Trang 25).
“Và đôi lúc tất cả những gì bạn thực sự cần chỉ là sự có mặt hoàn toàn trong một khoảnh khắc nhất định, để kết nối cơ thể về với tâm trí” -Jess Nguyễn- (Trang 16).
Đặc biệt “Chạy trong chánh niệm” là cuốn sách hữu duyên với tôi từ khi Saigon Books còn “lùng sục” một biên dịch có tâm trong làng chạy bộ. Biên tập viên Chơn Linh – từ Saigon Books – là cậu em cùng trường mà tôi có duyên gặp mặt thoáng qua một lần khi cả 2 nằm trong ekip hỗ trợ một giải chạy trail xuyên rừng Mã Đà tháng 12/2014. (Là giải chạy đầu tiên, truyền cảm hứng để tôi đến với bộ môn thú vị này). Sau đó thì theo một cách không chính thức, cả hai vẫn kết nối với nhau qua từng trang viết trên blog cá nhân.
Khi công ty sách tìm biên dịch, Chơn Linh có ngỏ lời hợp tác, nhưng tôi từ chối vì có một điều gì đó mách bảo rằng mình chưa phải là người phù hợp. Rồi sau đó tôi kết nối Saigon Books với Jesse Nguyen, cô bạn trong năm đó đang ở Mỹ, đang học lấy bằng biên phiên dịch về mảng y khoa – là 1 runner từng chấn thương đĩa đệm và phải nghỉ chạy – cũng có duyên tu tập thiền định tại làng Mai. Và quả thực sự tham gia của Jess như là một viên gạch cuối cùng đặt vào cho bức tranh thêm hoàn hảo.
Từ lời giới thiệu của người anh lớn Đào Trung Thành – một trong những thành viên sáng lập của clb Sunday Running Club; từ lời tự sự của người dịch; lời bạt của 2 người anh runner kì cựu (anh Đậu Ngọc đến từ Adidas Runner) và anh Trần Minh Khôi – giám đốc học viện chạy bộ Magic Stride Running Institute; tất cả sẽ đem đến cho bạn những bài học thú vị và những trải nghiệm tuyệt vời trên con đường gắn bó với bộ môn chạy bộ, cũng như việc dung hòa chạy bộ với các mục tiêu của cuộc sống.
“Spoil” một vài nội dung Chạy trong chánh niệm
Tác giả Mackenzie L. Havey là một tác giả, một phóng viên thể thao, một nhiếp ảnh gia và là một người chạy bộ. Cô đã hoàn thành 14 giải chạy marathon, 1 giải IronMan, là huấn luyện viên điền kinh có chứng chỉ của Hoa Kỳ, trợ giảng chương trình hoạt động thể chất tại trường vận động học trực thuộc Đại học Minesota.
Chương 1 của cuốn sách cho ta những minh chứng từ những kết quả nghiên cứu khoa học rằng: chánh niệm có thể ảnh hưởng đến mọi thứ, từ chức năng miễn dịch, tình trạng viêm cho tới mạng lưới liên kết trong não bộ. Đây cũng là chương đưa ra những dẫn chứng khoa học cho thấy các hình thái não bộ có thể chỉnh sửa được nếu tuân theo một vài quy trình rèn luyện nhất định (tr 64, 65).
“Chánh niệm mang đến cho bạn 1 chiếc đèn pin mà bạn có toàn quyền kiểm soát xem nên chiếu đèn vào đâu. Nếu ví sự chú ý của bản thân là ánh đèn, thì bạn ngừng soi đèn vào sự hốt hoảng, các suy nghĩ chì chiết, hoặc các phản ứng bốc đồng, mà thay vào đó, hãy chiếu đèn vào những thứ tốt đẹp hơn. Điều này không có nghĩa là những cảm xúc kia không còn ở đó, mà bạn sẽ học cách để “sống chung với lũ” bằng việc không chú ý vào chúng nữa mà thôi”. (Adrienne Taren, Trang 70).
“Đa số chúng ta luôn sống trong sự cảnh giác cao độ. Chánh niệm giúp bạn quay về hiện tại để bạn quan sát những suy nghĩ và cảm xúc của chính mình rồi mới quyết định cách thức phản hồi một cách khách quan” (Trang 69).
Chương 2 nói về việc khởi động cho toàn bộ quá trình này: cách tạo 1 nền tảng đúng nghĩa – tạo động lực bằng chánh niệm. Đọc lại tác phẩm, nhiều đoạn tác giả nói về “chánh niệm” trong lúc chạy, tôi chợt nhận ra nó làm tôi liên tưởng đến điều này trong cuộc sống. Và may thay, cuốn sách này nhắc nhở tôi rằng “chánh niệm” là có thể luyện tập được và áp dụng được cho mọi vấn đề tôi mắc phải.
Cách đây hơn 1 năm tôi đã tập được cho mình cái tâm thế: trong một buổi sáng trên đường đi làm, đến ngã tư đèn đỏ, khi cái gã ngay phía sau cứ bóp còi inh ỏi hòng như mong cho con số trên cột đèn giao thông nhảy nhanh hơn thì tôi đã không còn cảm thấy phiền muộn hay cáu gắt, mà bình tâm nhìn gã rồi quay trở lại miên man với những suy nghĩ của riêng mình.
Đó là một thay đổi đáng kể khiến đời tôi từ đó bớt “bất hạnh” hơn bởi những tác động của ngoại cảnh: kẹt xe, trễ giờ làm, hỏng xe, v.v… Và tôi ước ao rằng mình có thể làm được như thế trong tất cả mọi thứ: Khi viết lách bí ý tưởng, khi học một cái mới, khi gặp những câu hỏi hóc búa, khi đối mặt với những yếu tố bất ngờ… Đúng vậy, giá như tôi có thể giữ được trạng thái “bình tâm” như vậy trong tất cả mọi việc mình làm, tôi sẽ tận hưởng cuộc sống hơn, tôi sẽ hạnh phúc hơn, mọi thử thách chỉ càng thêm thú vị. Và tôi cũng sẽ không còn chạy trốn! Tôi sẽ làm tốt hơn.
“Kết hợp chánh niệm vào bất cứ điều gì bạn đam mê sẽ khơi lên ngọn lửa hân hoan cho toàn bộ trải nghiệm. Kỹ năng của bạn sẽ thành thục hơn khi biết cách hòa mình và chú tâm vào việc bạn đang làm trong thời khắc hiện tại. Càng tận hưởng việc chạy bộ, bạn sẽ càng chạy tốt hơn” (trang 61).
Tôi là người thích yên tĩnh, không mê náo nhiệt, xô bồ. Tôi có thể im lặng 3 ngày không nói chuyện với bất cứ ai ngoài những câu giao tiếp thông thường cơ bản nhất. Tôi có thể xin phép không đi ăn cùng mọi người mà về phòng ăn nhẹ rồi ngủ trưa để “nạp năng lượng” cho sự kiện sẽ diễn ra bắt đầu từ 3h sáng hôm sau.
Đó đơn giản là lúc để tôi nạp pin cho những lúc khác: làm MC, viết lách, thảo luận, một cuộc nói chuyện “deep talk”… Bất cứ làm việc gì càng tập trung thì tôi càng cần nhiều năng lượng. Tất nhiên có những lúc tôi cảm thấy kiệt sức, nhưng vận dụng “chánh niệm”, tận hưởng và kiên nhẫn với việc đang làm có lẽ là giải pháp tốt để tăng sự dẻo dai cho chính mình ngay tại thời điểm ấy.
Quay trở lại với cuốn sách, tại chương 3 (TẬP TRUNG), chương 4 (THẤU HIỂU), chương 5 (DÒNG CHẢY), bạn sẽ bắt gặp những hướng dẫn cụ thể từng bước để bạn bước vào “chánh niệm” khi chạy. Không những vậy, nó cũng “nhắc nhở bạn luôn phải lắng nghe cơ thể, nhận thức từng bước chân, cảm nhận mọi sự thay đổi khác biệt của nó để tránh chấn thương”.
“Tôi nghĩ là các runner đặc biệt giỏi trong việc chạy vượt qua ngưỡng giới hạn của bản thân, nhưng không biết dừng lại để tự hỏi xem phương thức của mình có bền vững không” (Tr 126).
“Dù được sinh ra để chạy, nhưng con người ở thế giới hiện đại dường như bị chấn thương khá nhiều. Tuy con số có thể dao động, nhưng đa số thống kê cho thấy đâu đó trong khoảng 37% hoặc lên đến 79% runner đều bị chấn thương trong bất kì năm nào. Thủ phạm lớn nhất là gì? Chính là các sai lầm khi tập luyện… chúng ta thường cứ cố gắng quá sức trong khi đáng lẽ phải bớt đi, với một thái độ cứng đầu hoặc kinh nghiệm non nớt. Gia tăng quãng đường tích luỹ quá đột ngột, thờ ơ với chế độ nghỉ ngơi và hồi phục hoặc chạy quá nhiều bài tập với cường độ cao…” (Tr 127).
Chương 6 của cuốn sách nói về chánh niệm trong thi đấu. Điều này hẳn vô cùng quan trọng cho các VĐV thi đấu tranh thứ hạng, dành thành tích cao hoặc những người có mục tiêu cụ thể.
Chương 7 là một chương tôi khá ấn tượng khi câu chuyện kể về Davis, một VĐV bất ngờ bị mất thị lực nhưng sau đó đã dũng cảm dấn thân và hoàn thành FM với thành tích 2h31 phút 48 giây. Và cậu phát biểu rằng sau khi mất thị lực thì: “Em nhận thấy mình có thể nhìn tốt hơn so với lúc trước trong những sinh hoạt hằng ngày, mặc dù về khía cạnh thể chất thì điều này không hợp lí cho lắm”.
Đoạn này làm tôi liên tưởng đến một môn phái võ thuật của Trung Hoa, những người bị khiếm thị lại càng giỏi võ, bởi trong lúc luyện tập, họ dùng các giác quan khác để cảm nhận, tập trung và phát hiện từng cử động, di chuyển của đối thủ, từ đó phán đoán và đưa ra quyết định hành động nhanh chóng. Do đó khi luyện công, nhiều bậc sư phụ luôn yêu cầu đệ tử của mình nhắm mắt lại để tập trung, cảm nhận thế giới xung quanh theo cách khác của người thường. Mấu chốt ở đây chính là: “sự tập trung”.
Ngoài ra trong chương này còn có một số đoạn tiêu đề mà tôi thấy có thể “pick” thành các câu khẩu quyết rất sâu sắc như:
- “Linh động mang đến sự dễ dàng”
- “Áp lực vẫn là áp lực”
- “Đừng để lo lắng chiếm hữu”
- “Cuộc sống vốn dĩ chỉ là cách nhìn nhận của mỗi người”
- “Sự tò mò là yếu tố then chốt”
- “Vạn vật luôn xoay chuyển”
- “Hạnh phúc là một kĩ năng”
Chương 8 của cuốn sách nói về ứng dụng chánh niệm trong luyện tập.
Lời cuối cùng, tôi muốn dùng tâm sự của Timothy Olson ở trang số 56 để trích dẫn như một lời nhắn gửi cho những ai đã chạy bộ, đang chấn thương và bị “blue” hoặc gặp những vấn đề trong cuộc sống. Gặp cuốn sách này sẽ là một cái duyên lành để bạn có một bắt đầu mới. “Đôi lúc chúng ta cần rớt xuống đáy vực để được thức tỉnh mà quyết tâm leo lên khỏi vực sâu của tuyệt vọng, rồi từ đó, bước từng bước giã biệt chiếc cầu cũ kỹ của quá khứ để đến với một tương lai tốt đẹp hơn”.
Mua sách Chạy trong chánh niệm ở đâu?
Hiện tại, để mua Chạy trong chánh niệm, bạn có thể mua trực tiếp tại gian hàng Saigon Books trên đường sách Nguyễn Văn Bình (Q1). Ngoài ra bạn có thể đặt mua online tại shopee để được giao hàng tận nơi theo yêu cầu.
Link đặt mua: https://ti.ki/d78pNsrj/D88F985D
Tựa Tiếng Anh: Mindful Running
Tác giả Mackenzie L. Havey
Giá bìa 180.000đ
Xem thêm các bài viết khác:
- Review sách “Born To Run” – sinh ra để chạy
- Review sách: Cuộc đời chín ngày – Thierry Cohen
- “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” – Một cuốn sách siêu dễ thương!
- Review The Barkley Marathons – giải chạy trail khắc nghiệt nhất hành tinh
- Review bó Calf chạy bộ Pro Compression – White
- Review dép chạy bộ Ysandal Vietnam
- Top 10 bộ phim tài tiệu về Trail Running nhất định phải xem
- Top 10 kênh podcast chạy bộ nổi tiếng nhất định bạn nên biết
MỘT SỐ MÓN ĐỒ MÌNH ĐÃ SỬ DỤNG:
► đồng hồ Coros Premium Apex 42mm: https://ti.ki/tHYkZPjn/WW27A99X
► quần T8 V2 running short: https://ti.ki/FysEBS0D/IXKTAKRF
►Đồ tập ActiveWear của Coréle V :https://bit.ly/3lSGAP9. Code giảm giá 20%: DSTHE-THUYLIEN
► đồ Supersport: https://ti.ki/JmY0IoUt/GS1JOLME
► Tiki: https://ti.ki/d78pNsrj/D88F985D
SÁCH VỀ CHẠY BỘ, DU LỊCH, VIẾT LÁCH MÌNH ĐÃ ĐỌC:
► Tôi nói gì khi nói về chạy bộ: https://ti.ki/sW7k7UjN/2OAXEYU9
► Sinh ra để chạy: https://ti.ki/ErqM9VOv/2OAXEYU9
► Meb: viết cho người phàm: https://ti.ki/MeCBuO2L/2OAXEYU9
► Đi tìm Gobi: https://ti.ki/j2S0l96e/2OAXEYU9
► Giấc Mơ Mỹ – Đường Đến Stanford: https://ti.ki/zUPf8Eob/2OAXEYU9
►Xách ba lô lên và đi – Huyền Chip: https://ti.ki/DpBPwMzx/2OAXEYU9
►Quá trẻ để chết – Đinh Hằng: https://ti.ki/xDtopbEj/2OAXEYU9
► Mẹ, thơm một cái: https://ti.ki/1jK7tq9t/2OAXEYU9
► Buy me a Coffee
No Comments