Menu

Mình chuẩn bị gì khi chuẩn bị đi Nhật Bản?

Mình chuẩn bị gì khi chuẩn bị đi du lịch Nhật Bản? Mua sim Nhật Bản, xin visa, lên lịch trình, tìm hiểu văn hóa, quần áo trang phục, đổi tiền… và ti tỉ tì ti thứ.

Tất nhiên rồi, không chuẩn bị thì sẽ không biết gì về nơi mình đến, rồi đến đó có đi đâu, xem gì! Đặc biệt là tại 1 đất nước có thứ ngôn ngữ và văn hóa hơi khác với mình một chút, người nói tiếng Anh cũng không nhiều. Nếu đi không không thì cũng chỉ kiểu cưỡi ngựa xem hoa thôi. Vậy thì phải chuẩn bị gì đây?

Trước ngày mình đi tầm chục ngày, có bà chị iu vừa đi Nhật xong gửi về cho mình tấm hình khoe thời tiết mùa hè Nhật Bản thế này đây. Quá xá rồi, đổi plan, không sắm đồ ấm nữa, sắm đồ sống ảo thôi :3 (hình: TaCa)

Những thứ cần chuẩn bị

Visa

Visa Nhật thuộc vào hạng khó xin. Bạn phải chứng minh tài chính, chứng minh công việc, chứng minh hàng tỉ thứ rất phiền hà. Tuy nhiên nếu xin được visa Nhật mà đi tự túc thì quả là “quá trời quá đất” rồi hen. Nếu đang thắc mắc xin như thế nào thì đọc thêm bài: Kinh nghiệm xin visa du lịch Nhật Bản tự túc.

Trong trường hợp không xin được visa tự túc thì bạn đăng kí 1 tour du lịch Nhật Bản là sẽ gần như bao đậu visa 100%. Bạn có thể tìm các tour này trên Trippy.vn. Website này cũng cung cấp luôn dịch vụ visa nếu bạn có nhu cầu.

Thông tin về Lãnh sự quán Việt Nam tại Nhật Bản:

Tìm hiểu văn hóa

Nếu bạn đi du lịch theo tour thì sẽ có hướng dẫn viên thuyết minh nên sẽ biết thêm nhiều thứ cũng thú vị. Tuy nhiên nếu bạn đi tự túc thì việc đọc sách và tự tìm hiểu sẽ rất hay ho.

  • Tìm hiểu về tầng lớp samurai Nhật Bản
  • Các thời kỳ lịch sử của Nhật Bản
  • Tại sao người ta chuộng cưới vợ người Nhật?
  • Tại sao người Nhật đi bên trái dù không phải thuộc địa của Anh như nhiều nước Đông Nam Á?
  • Nước Nhật  luôn có động đất thiên tai nhiều vậy thì cuộc sống của họ ra sao?
  • Các quy tắc khi ăn uống của người Nhật…
  • tại sao nước Nhật có đời sống chất lượng cao như vậy nhưng tỉ lệ người tự tử hàng năm rất lớn?
  • ….

Quần áo, trang phục

Nhắc tới Nhật Bản là người ta nghĩ tới tuyết và cái lạnh. Thực ra ở Nhật không phải mùa nào cũng lạnh. Nếu mùa hè tầm tháng 6, tháng 7 thì có thể mặc trang phục bình thường như ở Việt Nam nhé. Tuy nhiên tình hình thời tiết thì cứ nên cập nhật thường xuyên. Nên mang phòng theo 1 chiếc áo khoác ấm đề phòng nhiệt độ hạ thấp hoặc ban đêm trời lạnh.

Nếu vào mùa đông, mùa xuân thì rất lạnh, chuẩn bị vớ, áo dạ, khăn ấm, áo len là chuyện vô cùng cần thiết.
Nếu vào mùa hè, nhưng bạn có plan leo núi Phú Sĩ thì cần chuẩn bị áo ấm, giày trek để leo núi và ngủ lại.
Bản thân mình là người xứ nóng nên gần như không có đồ giữ ấm phù hợp với thời tiết lạnh như bên Nhật, tới lúc sắp đi thì phải đi sắm đồ cấp tốc để sống ảo. Đang định kiếm chỗ mua đồ áo dạ áo len, boot các kiểu thì bà chị up bức hình đang ở bển thấy trời mát mẻ ấm nắng xanh tươi như ở Việt Nam, thế là chuyển qua sắm đồ đúng nghĩa để sống ảo.

Đổi tiền

Đi Nhật thì nên đổi tiền mặt, cầm càng nhiều càng tốt, vì đụng trúng cái gì cũng muốn mua. Cầm tiền mặt thì có lợi hơn cầm thẻ, vì bên Nhật có chính sách miễn thuế cho khách du lịch. Cầm tiền mặt sẽ lợi ở chỗ bạn được refund. Nếu bạn dùng thẻ sẽ không được refund. Ngoài ra mình cũng được biết xưa nay người Nhật chuộng xài tiền mặt hơn là thẻ.

Tiền Yên Nhật có 2 loại (tiền giấy và tiền xu):

Các mệnh giá tiền xu : 1 Yên, 5 Yên, 10 Yên, 100 Yên, 500 Yên.
Tiền giấy có 4 mệnh giá : 1.000 Yên, 2.000 Yên, 5.000 Yên và 10.000 Yên.
Tóm lại bạn cứ đổi có 10.000 yên 5.000 yên và 1.000 yên rồi qua đó cần đổi lấy xu thì xài 1000 yên trước. Nên mang theo một cái xắc đựng xu sẽ rất tốt vì cứ hở chút sẽ được thối lại bằng tiền xu. Người Nhật thích xài tiền xu lẻ mà. Lúc này mà không có chỗ bỏ tiền xu thì bất tiện lắm.
Nếu đổi tiền thì nên đổi trước ở Việt Nam. Ở TP. Hồ Chí Minh, mình đổi tiền Nhật ở chợ Bến Thành (đối diện Cửa Tây) là tiệm Hà Tâm. Bạn cũng có thể tìm đến tiệm ở 109 Hồ Tùng Mậu (đổi được tất cả mọi loại tiền). Còn thêm nhiều chỗ khác quanh quanh quận 1 cũng đổi được.
Tỷ giá mua Yên Nhật ở các tiệm vàng bên ngoài: 1.000 Yên Nhật = 209.000đ Việt Nam (thời điểm 14/6/2018).
Vào cách đó nửa tháng thì tỷ giá là 1.000 Yên Nhật = 210.000đ Việt Nam.
Tất nhiên có bạn hỏi sao không vô ngân hàng đổi. Thực tế là vô ngân hàng đổi tiền thì thủ tục rất là phức tạp, phải mang giấy tờ chứng minh cho chuyến đi Nhật của bạn: Hộ chiếu, vé máy bay.v.v…

Các ứng dụng nên tải khi đi du lịch Nhật Bản

Google dịch: Người Nhật không nói tiếng Anh nhiều nên việc sử dụng google dịch là vô cùng cần thiết.

XE Currency Converter cho Android: Đây là ứng dụng chuyển đổi tỷ giá ngoại tệ đơn giản với độ chính xác rất cao. Khi nào mua gì cần cân nhắc lại hầu bao thì dùng cái này xem tỷ giá là chuẩn nhất. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng Flip Currency FX. Nếu dùng cho Iphone thì là Currency.

Phích cắm điện:

Nhật chỉ sử dụng dòng điện 100V và phích cắm là 2 chấu dẹp (bạn nên mua phích cắm chuyển đổi và để ý dòng điện khi sử dụng). Tuy nhiên bạn nào thuê cục phát wifi như mình có nhắc tới bên dưới thì không cần nhé, vì cục này có cái phích cắm dẹp sẵn rồi.

Sim Nhật Bản:

Wifi ở Nhật Bản không dễ dàng như ở Việt Nam, hầu như không có wifi miễn phí, hoặc chỉ miễn phí ở khu vực lobby khách sạn. Do đó rất nên chủ động mạng mẽo, đặc biệt nếu có mang theo laptop để làm việc. Tốt nhất là thuê 1 bộ thiết bị phát wifi khi du lịch Nhật Bản nhé. Hiện tại bộ phát này đã có dang thuê nhận ở Việt Nam luôn.

Để thuê bộ phát wifi thì bạn phải đóng tiền cọc và thanh toán, sau khi về lại Việt Nam, bạn trả bộ phát đúng vào ngày hẹn sẽ được trả lại toàn bộ số tiền cọc. Nếu bạn nào muốn dùng sim 4G Nhật Bản cho gọn thì có thể mua sim. Mua sim Nhật Bản tiện hơn vì không phải đặt cọc chi hết, xài xong ngần ấy ngày, sau khi đi về bạn có thể bỏ đi.
Xem bài review của mình sau khi đi về ở đây nha: Sim 4G Nhật Bản có những loại nào? Kinh nghiệm sử dụng?

Điện thọai:

Hôm bữa nghe sếp mình nói ở Nhật không có xài điện thoại được đâu khỏi mua sim. Hóa ra giờ mới biết ở Nhật việc đăng kí thuê bao điện thọai rất khó khăn. Phải là người Nhật, có địa chỉ rõ ràng hoặc ngọai kiều có công ăn việc làm hoặc tư cách pháp nhân hợp pháp… thì mới làm được. Vì lí do an ninh nên bạn không thể mua điện thọai (hoăc Sim card) rồi cho vào máy gọi được.

Nếu muốn sử dụng điện thoại (để gọi về VN hoặc người thân gọi cho bạn) thì phải Roaming quốc tế và chủng lọai điện thọai phải là 3G trở lên. Lưu ý là để không phải thanh toán các khoản phí bất hợp lý nên chỉ mở 3G và tắt hết các chế độ data roaming.

Cách tốt nhất để tiết kiệm tiền điện thoại khi thực sự cần thiết là mua thẻ điện thọai. 1000 yên gọi về Việt Nam được khỏang 9 phút. Hoặc sử dụng Viber, các kênh mạng XH khác.

Xem phim để lấy và giữ cảm hứng với nước Nhật

Chuẩn bị đi Nhật, nên 1 bộ phim nhất định mình phải xem và chưa có dịp xem đó chính là Oshin. Phim này được chiếu ở Việt Nam hồi đâu nhũng năm 1993-1995 thì phải. Thời gian cụ thể mình không nhớ chính xác lắm, chỉ nhớ là khi đó mình còn nhỏ xíu chưa hiểu gì. Tuy nhiên bộ phim gây ấn tượng cho mình vì từ người trong nhà đến hàng xóm xem phim xong toàn gọi mình là Oshin. Bởi lẽ theo lời mẹ nói thì lúc đó gương mặt mình giống cô bé Oshin này lắm.

Khi tìm xem phim này thì mình tìm thấy 2 phiên bản, một phiên bản sản xuất năm 1983 và phiên bản mới nhất là phiên bản điện ảnh, được sản xuất năm 2013.

Phiên bản cũ thì rất dài, nhiều tập (phong cách đặc trưng của người Nhật khi làm phim là rất kiên nhẫn để làm phim dài).

Phiên bản năm 2013 thì chỉ gói gọn trong hơn 100 phút, ngắn gọn hơn.

Ngoài phim Oshin thì còn nhiều bộ phim kinh điển khác cũng nên xem như phim “Mùa tuyết tan”.

Xem thêm một số bài viết khác:

1 Comment

  • pappt
    18/03/2024 at 8:05 sáng

    thank you for your share

    Reply

Leave a Reply